Liên hệ tư vấn
1900 63 80 87
Liên hệ tư vấn
1900 63 80 87
23/01/2022
0 Bình luận
Chia sẻ
Việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là điều cực kỳ quan trọng. Những thao tác kiểm tra cơ bản sẽ giúp người lái có thể kịp thời phát hiện những vấn đề xảy ra với xe nâng. Từ đó có thể kịp thời sửa chữa và đảm bảo được an toàn trong quá trình sử dụng.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước kiểm tra xe nâng trước khi vận hành cực kỳ đơn giản và hiệu quả.
Kiểm tra gầm xe nâng để phát hiện kịp thời tình trạng bị chảy nhớt, chảy nước, chảy dầu thủy lực. Việc này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới tuổi thọ của xe nâng. Nếu tình trạng này kéo dài mà bạn vẫn cho xe hoạt động thì sẽ khiến động cơ bị nóng và có thể dẫn đến một số chi tiết quan trọng bị hư hỏng.
Trên bánh xe thì nhà sản xuất đều có ghi áp suất. Bạn cần kiểm tra áp lực hơi để chắc chắn áp suất lốp xe không vượt quá thông số mà nhà sản xuất đưa ra. Khác với nhiều loại xe, thì bánh trước của xe nâng là bánh chịu lực nhiều nhất. Khi áp suất lốp vượt quá thông số cho phép thì có thể gây mất an toàn cho người vận hành, những người xung quanh và cả hàng hóa.
Sau khi kiểm tra bánh trước hãy tiến hành kiểm tra bánh sau. Mặc dù không chịu quá nhiều tải, nhưng áp suất bánh sau cũng quan trọng không kém. Giống như bánh trước, nếu áp suất lốp quá cao sẽ khiến xe bị mất cân bằng và dẫn tới những rủi ro ngoài ý muốn.
Sử dụng xe nâng lâu ngày với tần suất dày đặc khiến cho các phụ tùng xe nâng thường bị mòn hoặc lỏng. Một trong số các chi tiết dễ bị lỏng và mòn do vận hành nhiều là bu lông hoặc tắc kê. Những rủi ro do 2 chi tiết này gây ra có thể là tai nạn nghiêm trọng. Do vậy, hãy chắc chắn nhớ kiểm tra các chi tiết này trước khi vận hành xe.
Càng xe có bị biến dạng hay nứt không? Đây là việc bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng. Do càng nâng là phụ tùng chịu trách nhiệm cho việc nâng hàng hóa. Nếu càng bị biến dạng hay nứt sẽ thì sẽ làm tăng rủi ro gãy hoặc tuột càng khi nâng hàng hóa khiến cho hàng hóa bị hư hỏng. Vì vậy, trước khi vận hành, bạn cần kiểm tra càng để có thể thay thế kịp thời.
Ngoài ra, một lỗi nữa đến từ càng và giá đỡ là tình trạng bị mòn do sử dụng dẫn đến càng nâng không đều, không đồng bộ. Việc này khiến cho khi nâng hàng sẽ bị bên cao bên thấp hoặc bên dài bên ngắn. Hãy xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng càng cao càng thấp.
Tiến hành kiểm tra xem giàn nâng có bị lỏng không. Nếu lỏng hãy tìm cách cố định lại chúng ngay để đảm bảo giàn nâng chắc chắn. Như vậy sẽ đảm bảo quá trình di chuyển hàng không bị rung lắc.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra khóa nắp ca bô trước khi vận hành xe. Khóa nắp ca bô phải đảm bảo không bị hở hay dễ tuột ra.
Xe nâng sẽ không hoạt động nếu như dầu thắng bị thiếu hoặc không có. Nếu tình trạng này diễn ra, hãy kiểm tra và châm thêm dầu trước khi vận hành.
Hiện tượng nóng máy, ăn mòn xilanh máy sẽ xảy ra nếu như thiếu nhớt máy. Hậu quả của nó còn khiến cho tuổi thọ của xe giảm đi đáng kể. Bạn có thể thực hiện kiểm tra bằng mắt thăm hoặc que thăm. Nếu hết nhớt hãy thêm vào, nếu nhớt không thể sử dụng nữa thì hãy thay nhớt mới.
Xe nâng không thể di chuyển được hoặc có thể bị hư hỏng máy bơm dầu nếu như thiêú nhớt hoặc dầu thủy lực. Vì vậy, đừng quên kiểm tra dầu thủy lực, nếu thấy thiếu hãy thêm vào.
Bánh răng dễ bị mòn hoặc gãy do thiếu nhớt trong hộp số tự động. Hãy đảm bảo việc châm nhớt đầy đủ và thay nhớt định kỳ để bảo vệ hộp số.
Đặc biệt đối với những xe nâng hoạt động bằng động cơ điện. Tuổi thọ trung bình của bình điện sẽ được duy trì nếu như bình điện luôn được châm đầy nước. Điều này còn giúp hạn chế tình trạng gián đoạn khi vận hành xe. Đồng thời, hãy vệ sinh bình và các cực của bình một cách thường xuyên.
Két nước bị hao hụt sẽ làm các động cơ bị nóng. Điều này khiến cho động cơ và các chi tiết quan trọng của xe nâng dễ bị hư hỏng nhanh.
Bạn hãy kiểm tra độ căng của dây curoa. Nếu dây quá căng sẽ làm trục động cơ quạt bị mòn và phát ra tiếng kêu lớn khi vận hành. Hậu quả có thể dẫn đến dây bị đứt. Còn nếu dây curoa bị trùng nó cũng sẽ phát ra tiếng kêu, gây mòn hoặc xẻ rãnh puly hoặc dây có thể bị nhảy ra khỏi rãnh poly.
Để kiểm tra được, bạn cần khởi động máy trước. Màu khói có màu nâu nhạt sẽ được coi là tốt và hoàn toàn bình thường. Còn lại các màu khói khác, bạn hãy kiểm tra nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Kiểm tra tay lái bằng cách khởi động máy rồi xoay vô lăng lái xe nâng. Nếu bánh xe chuyển hướng bình thường thì chứng tỏ tay lái vẫn hoạt động tốt.
Cách tốt nhất là cho xe đứng ở chân sườn dốc, bóp phanh. Nếu xe không trôi xuống thì thắng tay vẫn hoạt động tốt.
Ngoài các thao tác kiểm tra xe nâng trước khi vận hành phía trên, thì chúng ta cũng cần kiểm tra một số chi tiết khác như:
Trên đây là những bước kiểm tra xe nâng trước khi vận hành dành cho người lái xe. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được những kinh nghiệm quý báu để việc lái xe nâng được an toàn và hiệu quả hơn.
Ngoài dịch vụ cho thuê xe nâng điện, chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như sửa chữa xe nâng, xe cơ giới, bảo trì bình điện xe nâng, cho thuê thiết bị sạc bình điện chuyên dụng, cho thuê bình điện xe nâng, lắp đặt phòng sạc, tối ưu an toàn lao động.
Nếu bạn đang có nhu cầu về thuê bình điện xe nâng; hãy liên hệ ngay đường dây nóng của công ty để được tư vấn cụ thể nhé.
CHÚNG TÔI CAM KẾT CUNG CẤP
ĐÚNG THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ BẠN CẦN
Liên Hệ Chúng Tôi
1900 63 80 87
Gửi Yêu Cầu Đến Chúng Tôi Để Được Hỗ Trợ Tư Vấn Sản Phẩm & Dịch Vụ Bạn Cần