icon

Liên hệ tư vấn

1900 63 80 87

icon
bao-tri-xe-nang-co-that-su-can-thiet-hay-khong-2

Bảo trì xe nâng có thật sự cần thiết hay không?

  • icon

    02/12/2021

  • icon

    Bởi ad-turboss

  • icon

    0 Bình luận

Cũng như các loại xe hay máy móc thiết bị khác, xe nâng hàng cũng cần phải được đưa đi bảo trì theo định kỳ để đảm bảo xe được hoạt động tốt và sử dụng được dài lâu.

1. Tại sao phải bảo trì xe nâng hàng ?

bao-tri-xe-nang-co-that-su-can-thiet-hay-khong

Bảo trì là công việc kiểm tra toàn bộ tình trạng thực tế của xe nâng hàng sau một khoảng thời gian hoạt động nhất định (định kỳ). Mục đích của việc bảo trì bảo dưỡng là đảm bảo xe nâng hàng luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt, xe không bị ngưng hoạt động do hư hỏng đáp ứng yêu cầu công việc.

2. Khi nào thì xe nâng hàng cần phải bảo trì ?

Để xác định được thời gian cần phải bảo dưỡng của xe nâng thường dựa vào những thông tin và đặc điểm như sau:

  • Thời gian hoạt động của xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
  • Điều kiện làm việc thực tế: xe làm việc trong điều kiện môi trường bình thường, xe làm việc trong điều kiện môi trường nhiều bụi, xe làm việc trong điều kiện môi trường dễ bị axit ăn mòn, xe làm việc trong môi trường kho lạnh…
  • Tùy thuộc vào loại xe nâng hàng: xe nâng hàng bằng điện, xe nâng hàng bằng động cơ dầu diesel, xe nâng hàng động cơ xăng, xe nâng hàng động cơ gas (LPG).

Mỗi thương hiệu xe nâng hàng khác nhau, loại xe nâng hàng khác nhau sẽ có những quy trình bảo trì khác nhau.

Quy trình bảo trì là toàn bộ thứ tự những hạng mục, những công việc mà nhân viên bảo dưỡng phải kiểm tra, hiệu chỉnh, đánh giá khi thực hiện việc bảo trì.

Bảo trì xe nâng là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng xe nâng hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

3. Những lợi ích khi xe nâng hàng được bảo trì theo định kỳ

bao-tri-xe-nang-co-that-su-can-thiet-hay-khong

Ngăn ngừa được những hư hỏng có thể xảy ra do quá trình sử dụng; hiệu chỉnh vị trí của các bộ phận trên xe, bôi mỡ vào các bộ phận chuyển động; tạo ma sát cơ khí, thay nhớt, châm nhớt, châm nước; vệ sinh sạch sẽ…giảm được chi phí sửa chữa.

Phát hiện được những bộ phận, phụ tùng cần được thay thế ngay; hoặc phải thay thế trong thời gian sắp tới. Từ đó sẽ có kế hoạch mua sắm các loại vật tư, phụ tùng; và chủ động sắp xếp thời gian thuận tiện để thực hiện việc sửa chữa thay thế.

Xe nâng hàng luôn trong tình trạng hoạt động tốt; an toàn cho tài xế vận hành, đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa không bị ảnh hưởng; dòng đời sử dụng của xe nâng hàng sẽ lâu hơn.

Việc bảo trì định kỳ hường xuyên cũng phát hiện ra những lỗi vận hành; và bảo quản xe nâng hàng không đúng cách của tài xế vận hành. Qua đó có những yêu cầu, hướng dẫn kịp thời để tài xế sửa đổi tránh được; các thiệt hại về chi phí sửa chữa xe nâng hàng và đảm bảo an toàn lao động.

4. Những thiệt hại xảy ra nếu xe nâng hàng không được bảo dưỡng định kỳ

Chi phí sửa chữa và thay thế các bộ phận, phụ tùng của xe nâng hàng; phát sinh nhiều, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Xe bị ngưng hoạt động do hư hỏng gây thiệt đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể xảy ra mất an toàn lao động trong trường hợp xe đang vận hành mà bị hư hỏng.

Dòng đời sử dụng của xe giảm, tốn chi phí đầu tư để mua xe nâng khác thay thế.

icon

Bạn cần xe nâng?

Hãy thuê một chiếc từ Turboss

Liên hệ thuê xe nâng: (Gặp) hoặc Zalo

1900 63 80 87

icon
icon

CHÚNG TÔI CAM KẾT CUNG CẤP
ĐÚNG THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ BẠN CẦN

Liên Hệ Chúng Tôi

1900 63 80 87

Gửi Yêu Cầu Đến Chúng Tôi Để Được Hỗ Trợ Tư Vấn Sản Phẩm & Dịch Vụ Bạn Cần