icon

Liên hệ tư vấn

1900 63 80 87

icon
goi-y-cac-buoc-kiem-tra-xe-nang-hang-chi-tiet1

Gợi ý các bước kiểm tra xe nâng hàng chi tiết

  • icon

    18/01/2022

  • icon

    Bởi ad-turboss

  • icon

    0 Bình luận

Kiểm tra xe nâng thường xuyên sẽ giúp bạn đảm bảo được độ an toàn, hiệu suất hoạt động của xe và giúp xe bền bỉ hơn theo thời gian. Dưới đây là các bước giúp bạn kiểm tra xe nâng của mình.

Kiểm tra bánh xe

Để kiểm tra bánh xe nâng hàng có ổn định hay không thì kiểm tra bằng cách cho xe chạy có tải và không có tải. Trong lúc xe hoạt động thì hãy để ý đến các tiếng động gây ra bởi vành đai, khí thải từ bánh xe… Điều này chứng tỏ bánh xe cần phải được kiểm tra và nếu không sửa được thì nên thay thế bánh mới.

Kiểm tra bánh xe thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn chạy tốt
Kiểm tra bánh xe thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn chạy tốt

Kiểm tra áp lực hơi bánh xe trước

Trong thiết kế xe nâng, bánh trước là khu vực chịu lực chính nên việc kiểm tra áp suất bánh trước là điều cần thực hiện thường xuyên và cần thiết. Nấu áp suất quá lớn sẽ gây ra áp lực cao khi tải trọng cả hàng tác động lên bánh. Từ đó dẫn đến hư hỏng, phá hủy bánh gây mất an toàn cho người điều khiển cũng như mọi người xung quanh. Cách kiểm tra xe nâng đầu tiên cần xem áp lực bánh trước.

Kiểm tra áp lực hơi bánh sau

Tuy không phải là bộ phận chịu tải chính nhưng việc kiểm tra áp lực cho bánh sau cũng không thể bỏ qua. Bởi nếu xảy ra sự cố, hàng hóa rất dễ bị đổ vỡ, xê dịch gây mất cân bằng và dẫn tới những sự cố đáng tiếc.

Kiểm tra gầm xe

Trước khi sử dụng, cần kiểm tra cẩn thận gầm xe xem có hiện tượng chảy nhớt, chảy dầu thuỷ lực hay rò rỉ nhớt hay không. Nếu có, phải tiến hành báo cáo với người có trách nhiệm và thực hiện biện pháp xử lý trước khi đưa vào vận hành. Bởi sự cố này sẽ gây nóng động cơ, phá hủy chi tiết máy và ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Đảm bảo gầm xe nâng không bị rỉ nhớt
Đảm bảo gầm xe nâng không bị rỉ nhớt

Kiểm tra sơ bộ

Những điểm quan trọng cần phải kiểm tra sơ bộ trên xe như sau:

  • Còi xe có cho âm thanh to, rõ ràng và dễ nhận biết hay không? Kiểm tra bằng cách đo âm lượng ở khoảng cách 2m tính từ vị trí đầu xe. Đặt máy ở vị trí cao 1,2m. Khi âm thanh đo được từ 90dB(A) đến 115 dB(A) là bình thường
  • Đồng hồ táp lô chạy có đúng tiêu chuẩn và chính xác hay không.
  • Kiểm tra hệ thống đèn xi nhan, đèn pha trước có hoạt động hiệu quả và cung cấp ánh sáng phù hợp hay không. Cần đảm bảo đèn sáng rõ, đèn xi nhan nháy đều với tốc độ từ 1-2 lần/giây khi thử vận hành.
  • Xem xét hệ thống đèn pha sau, đèn ưu tiên có đảm bảo cường độ ánh sáng và báo hiệu rõ ràng cho những người di chuyển xung quanh khu vực hoạt động của xe hay không.
  • Các thiết bị cảnh báo an toàn có đang hoạt động không?
  • Hệ thống trợ lực như thế nào?
  • Có cần phải bơm mỡ vào hệ thống trợ lực tải không?
Kiểm tra sơ bộ xe nâng trước khi vận hành
Kiểm tra sơ bộ xe nâng trước khi vận hành

Nếu những điểm trên đang có sự cố hay hỏng hóc cần được kiểm định và sửa chữa ngay. Các hư hỏng nhỏ nếu chủ quan vẫn có thể gây ra những tai nạn nghề nghiệp nghiêm trọng trong lúc vận hành hay nâng hàng hóa. Đây là cách kiểm tra xe nâng sơ bộ hiệu quả.

Kiểm tra hệ thống bộ phận ắc quy

Đối với xe nâng hàng, bộ phận ắc quy xe nâng là phần vô cùng quan trọng, đặc biệt với dòng xe nâng hàng điện. Thông thường, mỗi bình ắc quy sẽ có 1 vòng đời tuổi thọ sạc bình nhất định. Với các bình ắc quy mới chu kỳ sạc thường là 1200. Do đó, để đảm bảo sử dụng bình hiệu quả cũng như giữ cho tuổi thọ kéo dài thì việc dùng đúng cách và làm theo đúng nguyên tắc sử dụng là điều cần thiết.

Kiểm tra hệ thống bộ phận ắc quy
Kiểm tra hệ thống bộ phận ắc quy

Dưới đây là một số nguyên tắc người vận hành cần tuân thủ:

  • Khi đang nạp bình thì không nên đậy nắp các hộc của bình ắc quy.
  • Nếu nhận thấy mức dung dịch bị giảm đều giữa các hộc bình thì có thể bổ sung thêm nước cất.
  • Tỷ lệ trọng chuẩn của dung dịch điện phân là tầm 1.28kg. Không nên sử dụng dung dịch điện phân có tỷ trọng thấp quá hoặc cao quá, sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy.
  • Nhiệt độ của bình không để quá 500 độ C.
  • Nếu đang ở những khu vực dễ gây cháy nổ thì không được nạp bình ắc quy.
  • Vệ sinh sạch sẽ và đậy nắp bình sau khi hoàn tất việc nạp.

Kiểm tra bộ lọc dầu

Những tác dụng hiệu quả của bộ lọc dầu mà người vận hành cần nên biết:

  • Bôi trơn mặt xe nâng hàng
  • Làm sạch và làm mát các chi tiết trong bộ máy của xe
  • Hỗ trợ các chi tiết trong máy vận hành trơn tru và dễ dàng hơn.
Kiểm tra bộ phận lọc dầu, thay thế nếu cần thiết
Kiểm tra bộ phận lọc dầu, thay thế nếu cần thiết

Do đó, thường xuyên xem xét bộ lọc dầu của xe nâng là một trong những cách kiểm tra xe nâng quan trọng nhất.

Khi nhận thấy xe nâng sử dụng hao dầu quá mức cho phép, phải kiểm tra và nếu cần thiết phải thay đổi bộ lọc dầu. Thay đổi các phần liên quan đến bộ lọc không khí, bộ lọc thủy lực, bộ lọc nhiên liệu và truyền tải bộ lọc.

Kiểm tra các chi tiết máy

  • Kiểm tra phần dẫn động di chuyển của xe nâng hàng. Nếu phát hiện hư hại hoặc có bất thường thì nên dừng máy để tiến hành khắc phục.
  • Dùng mắt thường để kiểm tra trục ổ đĩa nếu bạn đang ở bên dưới máy.
  • Nhìn qua sơ lược về vành đai của động cơ xe. Kiểm tra những vết nứt, vết trầy trên vành đai xe. Tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây nên những vết nứt hoặc những lỗ hổng bên trong phần ống xả để sửa chữa ngay.
  • Kiểm tra xy lanh có bị uốn cong hoặc bị rò rỉ bên trong hệ thống hay không. Nếu phát hiện có rò rỉ ở phần thủy lực, cần đóng văn lại và thắt chặt hệ thống đường ống dẫn nhớt. Nếu nhớt thủy lực không sử dụng được nữa thì thay thế cái mới. Nếu chúng bị thiếu thì châm thêm nhớt cho đủ.
  • Đừng quên kiểm tra vòng bi bánh xe. Sau khi kiểm tra bình ắc quy ổn định cũng nên lắc qua lắc lại để nghe xem có tiếng động bất thường không.
Kiểm tra kỹ về các chi tiết máy trước khi vận hành trở lại
Kiểm tra kỹ về các chi tiết máy trước khi vận hành trở lại

Thường xuyên bảo dưỡng, chăm sóc và kiểm tra định kỳ xe nâng hàng sẽ giúp xe của bạn luôn được bền tốt và kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

Kiểm tra bu lông, tắc kê

Bulong, tắc kê là những chi tiết của xe nâng dễ bị hao mòn sau thời gian sử dụng. Việc lỏng ốc, thiếu chi tiết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khó lường. Vậy nên trước khi vận hành, cần kiểm tra và siết chặt lại ốc, thêm những phần còn thiếu để đảm bảo xe hoạt động ổn định và an toàn.

Đảm bảo bulong xe luôn chắc chắn
Đảm bảo bulong xe luôn chắc chắn

Kiểm tra càng xe nâng

Càng xe nâng bị biến dạng và nứt, bên cao bên thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình nâng hạ, di chuyển hàng hóa. Sự cố gãy càng có thể xảy ra khi chất lượng không đảm bảo. Càng bên cao bên thấp khiến tải hàng không cân. Từ đó gây hư hỏng, xô lệch hay đổ vỡ hoàng hóa. Cần kiểm tra và có phương án sửa chữa, thay thế khi phát hiện ra sự cố.

Nắp cabo phải đóng chật để bảo vệ động cơ
Nắp cabo phải đóng chật để bảo vệ động cơ

Cách kiểm tra xe nâng qua hệ thông bàn nâng

Kiểm tra bàn nâng có bị lỏng, bung ốc sau thời gian sử dụng hay không. Nếu có vấn đề khác lạ, cần thông báo ngay cho người có trách nhiệm và tiến hành tìm nguyên nhân, siết ốc cố định dàn và khung xe nâng.

Kiểm tra hệ thống nâng có bị lỏng hay không
Kiểm tra hệ thống nâng có bị lỏng hay không

Kiểm tra khóa nắp ca bô có hở không?

Nắp ca bô có tác dụng bảo vệ động cơ và thùng nhiên liệu bên trong xe nâng. Trước khi đưa vào hoạt động, cách kiểm tra xe nâng là cần kiểm tra xem bộ phận này có được đóng chặt hay chưa. Bởi nếu trong quá trình sử dụng, nắp k chặt sẽ rất dễ bị bung ra, bụi bẩn, nước mưa, hơi ẩm dễ vào xâm nhập và bên trong động cơ, gây ra những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận hành.

Nắp ca bô phải đóng chật để bảo vệ động cơ
Nắp ca bô phải đóng chật để bảo vệ động cơ

Kiểm tra dầu thắng xe nâng

Thắng xe nâng là bộ phận giúp xe phanh khi cần giảm tốc độ hay di chuyển ở những khúc cua. Dầu thắng giúp hệ thống piston phanh hoạt động trơn tru, nhanh nhạy. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, cần châm dầu khi gần cạn và kiểm tra cẩn thận khu vực này trước mỗi phiên làm việc.

Nên thay dầu thắng cho xe nâng định kì
Nên thay dầu thắng cho xe nâng định kì

Kiểm tra nhớt máy, nhớt ben, nhớt hợp số tự động

Nhớt máy, nhớt ben và nhớt hộp số tự động giúp các bộ phận hoạt động mượt mà, hạn chế hao mòn, ma sát. Khi không được cung cấp nhớt đầy đủ, các chi tiết sẽ rất nhanh bị hao mòn, biến dạng sau thời gian ngắn sử dụng. Có thể kiểm tra tình trạng nhớt còn hay hết bằng mắt thường hay que thăm.

Kiểm tra nhớt xe nâng
Đảm bảo nhớt cho xe nâng vẫn còn tốt

Kiểm tra nước bình điện, nước giải nhiệt máy

Nước bình điện được châm đều giúp nâng cao tuổi thọ của bình, hạn chế hư hao, không làm gián đoạn quá trình hoạt động. Cần thường xuyên làm sạch các điện cực của ác quy và bình điện để đảm bảo hoạt động bền bỉ, ổn định.

Nước giải nhiệt máy giúp làm mát động cơ và các chi tiết liên quan của xe nâng khi hoạt động. Từ đó hạn chế việc động cơ nóng lên, kém năng suất và vận hành không hiệu quả. Châm nước giải nhiệt máy thường xuyên để tăng tuổi thọ của thiết bị.

Kiểm tra dây curoa cánh quạt

Dây curoa khi quá căng hay quá trùng đều gây ảnh hưởng đến trục động cơ. Khi dây căng, trục bị ma sát nhiều dẫn đến nhanh hao mòn sau thời gian ngắn sử dụng. Dây trùng khi máy vận hành sẽ phát ra tiếng động lớn, mòn hay xẻ rãnh puly. Trường hợp quá trùng thì dây có thể rơi ra khỏi vị trí rãnh puly khiến xe không thể hoạt động. Trong cách kiểm tra xe nâng, cần giữ dây curoa có độ căng hợp lý.

Kiểm tra máy và màu khói ống bô

Màu khói ống bô cho biết vấn đề mà xe nâng đang gặp phải. Đối với xe chạy bằng động cơ đốt trong, khói có màu nâu nhạt được xem là bình thường. Khi phát hiện ra màu sắc bất thường, cần tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời trước khi vận hành.

Kiểm tra ống xả xe nâng
Kiểm tra ống xả xe nâng

Kiểm tra tay lái

Khi xoay vô lăng, bánh xe chuyển hướng nghĩa là tay lái hoạt động bình thường. Cần đảm bảo chuyển động của bánh xe và tay lái phối hợp nhuần nhuyễn để xe nâng di chuyển an toàn.

Đảm bảo tay lái phải hoạt động hiệu quả và chuẩn sát
Đảm bảo tay lái phải hoạt động hiệu quả và chuẩn sát

Kiểm tra thắng xe nâng

Kiểm tra thắng tay bằng cách cho xe đứng ở chân sườn dốc và thực hiện cài thắng. Nếu xe không di chuyển mà đứng nguyên vị trí nghĩa là thắng vẫn hoạt động bình thường.

Kiểm tra bàn đạp thắng bằng cách cho xe chạy tiến, chạy lùi với tốc độ vừa phải. Sau đó nhấn bàn đạp. Nếu xe dừng ngay sau khi tác dụng lực nghĩa là bàn đạp thắng hoạt động bình thường.

Chân thắng cũng đảm bảo hoạt động bình thường
Chân thắng cũng đảm bảo hoạt động bình thường

Kiểm tra bàn đạp côn xem có bị nghẹt hay không. Nếu cảm thấy rít khi tác dụng lực thì cần tìm phương án xử lý ngay

Cách kiểm tra xe nâng – Kiểm tra cần vô số, cần điều khiển xy lanh

Kiểm tra cần số bằng cách vào số tiến, lùi xem có hoạt động tốt hay không. Nếu thấy vận hành nhẹ nhàng, không cần dùng sức nghĩa là tình trạng bình thường.

Cần điều khiển xy lanh cần được kiểm tra các thao tác như nâng, hạ càng, di chuyển càng sang trái, di chuyển càng sang phải,… xem có hoạt động bình thường hay không.

Bài viết trên đây vừa hướng dẫn bạn cách kiểm tra xe nâng hiệu quả và an toàn. Những kiến thức trên là kiến thức sơ bộ, đơn giản và dễ hiểu để bạn có thể tự mình kiểm tra mà không gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp phát hiện ra các vấn đề nhưng không xử lý được, hãy đem đến đơn vị bảo hành hoặc sửa chữa để giải quyết ngay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CP XNK TM DV TURBOSS VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 26 Nguyễn Đình Khơi, Phường 4, Quận Tân Bình – Tp Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh 01: 552 Nguyễn Văn Thành, Định Hòa, Tp. Thủ Dầu Một – Bình Dương
  • Chi nhánh 02: 17 Trần Hưng Đạo (Cổng Vòm) ,KCN Phú Mỹ 1 – Tân Thành – BRVT
  • Hotline: 1900 63 80 87
  • Email: sales@turboss.vn
icon

Bạn cần xe nâng?

Hãy thuê một chiếc từ Turboss

Liên hệ thuê xe nâng: (Gặp) hoặc Zalo

1900 63 80 87

icon
icon

CHÚNG TÔI CAM KẾT CUNG CẤP
ĐÚNG THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ BẠN CẦN

Liên Hệ Chúng Tôi

1900 63 80 87

Gửi Yêu Cầu Đến Chúng Tôi Để Được Hỗ Trợ Tư Vấn Sản Phẩm & Dịch Vụ Bạn Cần